1. Tư pháp quốc tế là gì?
Tư pháp quốc tế là một ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động, quan hệ thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Nói một cách ngắn gọn, ngành luật tư pháp quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
2. Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế
Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động, quan hệ thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Hay nói cách khác đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài.
Về yếu tố nước ngoài:
- Chủ thể: người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài: Ví dụ: DS thừa kế ở nước ngoài;
- Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài: Ví dụ: Kết hôn ở nước ngoài.
3. Phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế
Để điều chỉnh các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài, trong tư pháp quốc tế sử dụng 3 phương pháp: Phương pháp thực chất, phương pháp xung đột và phương pháp áp dụng tập quán, tương tự pháp luật.
a. Phương pháp thực chất (hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh trực tiếp)
Phương pháp thực chất là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế.
Quy phạm thực chất là quy phạm định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra, nếu có sẵn quy phạm thực chất để áp dụng thì các đương sự cũng như cơ quan có thẩm quyền căn cứ ngay vào quy phạm để xác định được vấn đề mà họ đang quan tâm mà không cần phải thông qua một khâu trung gian nào.
Trong thực tiễn việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế được áp dụng bởi các quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm thực chất được xay dựng bằng cách các quốc gia kí kết, tham gia các ĐƯQT hoặc chấp nhận và sử dụng tập quán quốc tế.
- Tính ưu việt: làm cho mối quan hệ tư pháp quốc tế được điều chỉnh nhanh chóng, các vấn đề cần quan tâm được xác định ngay, các chủ thể của quan hẹ đó và các cơ quan có thẩm quyền khi gây tranh chấp sẽ tiết kiệm được thời gian tránh được việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài là một vấn đề phức tạp.
- Hạn chế: số lượng ít không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế.
b. Phương pháp xung đột (hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh giáp tiếp tiếp)
Phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể.
Quy phạm xung đột: không quy định sẵn các quyền, nghĩa vụ các biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia tư pháp quốc tế mà nó chỉ có vai trò xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng.
Quy phạm xung đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tự ban hành hệ thống pháp luật của nước mình (gọi là quy phạm xung đột trong nước) ngoài ra nó còn được xây dựng bằng cách các quốc gia kí kết các ĐƯQT (quy phạm xung đột thống nhất).
Phương pháp điều chỉnh gián tiếp là đặc trưng cơ bản của tư pháp quốc tế .
c. Phương pháp áp dụng tập quán, tương tự pháp luật
Phương pháp này được đặt ra trong trường hợp hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, các nước hữu quan chưa ký kết điều ước quốc tế, trong quan hệ pháp luật trong nước không có quy phạm pháp luật thực chất cũng như không có quy phạm xung đột để chọn luật.