VIVI
VIVI
ENEN
DEDE
FRFR
RURU
CNCN
KRKR
JPJP

Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bởi vì Luật hôn nhân & gia đình có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng, bao gồm hệ thống những khái niệm, những nguyên tắc đặc thù.

1. Khái niệm luật hôn nhân và gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thể chế hoá nhằm điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và gia đình (quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản).

2. Đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân gia đình

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con và giữa những người thân thích ruột thịt khác.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình đó là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong các quan hệ hôn nhân và gia đình, theo đó yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là một đặc điểm trong quan hệ hôn nhân – gia đình, các quyền và nghĩa vụ hôn nhân – gia đình bền vững lâu dài, không mang tính chất đền bù ngang giá và gắn liền với nhân thân các chủ thể không thể chuyển giao cho người khác được

3. Phương pháp điều chỉnh của luật hôn nhân gia đình

Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn nhân gia đình tác động lên các cơ quan xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó.

Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình hết sức mềm dẻo, chủ yếu là khuyến khích các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ và quyền hôn nhân – gia đình. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới dùng biện pháp cưỡng chế như hủy hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên,…

Số 1/72, Nguyễn Thế Truyện, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP.HCM(+84) 92-9990899nhan@soinlaw.org